Trang chủ >> Tư vấn >> Phòng, chống mỹ phẩm giả: Cách lựa chọn mỹ phẩm thế nào cho an toàn

Phòng, chống mỹ phẩm giả: Cách lựa chọn mỹ phẩm thế nào cho an toàn

07/10/2022 | 101

Mỹ phẩm là sản phẩm quen thuộc với nhiều người, trong thành phần cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố độc hại. Sử dụng mỹ phẩm thế nào cho an toàn là câu hỏi được đặt ra?

Nắm bắt được hạn sử dụng, trạng thái của mỹ phẩm là cách giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng nắm rõ thông tin này.

Phòng, chống mỹ phẩm giả: Cách lựa chọn mỹ phẩm thế nào cho an toàn
Hãy chọn lựa mỹ phẩm an toàn. Ảnh chụp màn hình.

Theo các chuyên gia về lĩnh vực y tế, có những sản phẩm mỹ phẩm dù chưa hết hạn ghi trên bao bì, những vẫn có thể bị hư hỏng. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây ra nhiều tác hại cho người dùng, dễ thấy nhất là nhiễm trùng da.

Mỹ phẩm hư hỏng thường có sự thay đổi về mùi hương so với mùi hương phổ biến của sản phẩm cùng loại. Tiếp theo là sự thay đổi về màu sắc rõ rệt so với nguyên bản.

Thường thì trong quá trình bảo quản, sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng sẽ dẫn đến những sự thay đổi này. Tuy nhiên, nếu thay đổi là rõ rệt thì tốt nhất không nên sử dụng sản phẩm. Nhất là khi sản phẩm xuất hiện đốm mờ hay đốm đen (mỹ phẩm dạng lỏng hay gặp loại này) nghĩa là đã nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.

Thực tế, có hàng ngàn sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường. Công thức của mỗi sản phẩm khác nhau, nhưng hầu hết đều có các thành phần lõi như nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất làm mềm, màu, hương thơm và chất ổn định độ PH và các yếu tố khác. Khi tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng, chúng sẽ “phát huy tác dụng”.

Để tránh không bị những điều ảnh hưởng nêu trên, người tiêu dùng không nên chọn mỹ phẩm có một số thành phần hóa chất, cụ thể gồm những loại như sau:

Parfum (Fragance) là hương liệu tổng hợp để tạo ra mùi thơm cho mỹ phẩm. Chất này có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, khiến da khô, sần sùi và lão hóa nhanh hơn. Mỹ phẩm chứa hương liệu tổng hợp cũng khiến hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, rối loạn nội tiết hoặc rối loạn sinh sản.

Phenoxyethanol là hóa chất bảo quản ở dạng dầu, có thể gây kích ứng da, rối loạn sinh sản, rối loạn thần kinh. Chất này có trong kem dưỡng da. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ cũng cảnh báo chất này có thể gây nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Methylisothiazolinone là chất bảo quản sát khuẩn, được dùng nhiều trong mỹ phẩm, nhất là các sản phẩm có chứa nước như nước tẩy trang. Chất này có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc tương đối nghiêm trọng.

Chì được dùng nhiều trong son môi, phấn nền, sản phẩm chăm sóc da... Tiếp xúc lâu dài với chì thì có thể dẫn đến ung thư, gây tổn hại tới quá trình mang thai, người dùng có thể bị nôn, đau đầu, khó chịu. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cũng như sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ em.

Mineral Oil là khoáng dầu, được làm từ dầu hỏa thô hay dầu mỏ. Người ta đun dầu hỏa lên đến 210 độ C và lọc ra thành nhiều thành phần dầu. Chất này có tác dụng làm mềm, mượt da nhưng ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, dễ gây mụn.

Có nghiên cứu chỉ ra rằng chất này có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Chất này được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng thể, dưỡng da mặt như dầu mát xa, dầu tẩy trang, baby oil, vaseline... ký hiệu trên nhãn sản phẩm là petrolatum, petrolatum jelly, mineral oil.

Hóa chất trong kem chống nắng có tác dụng chống lại các tia cực tím, nhưng lại làm rối loạn nội tiết, làm tổn hại các tế bào và dẫn đến ung thư. Tên thường gặp của các hóa chất này là benzophnone,PABA, avobenzone, homosalate và ethoxycinnmate.

Màu tổng hợp (FD&C colors) có nguồn gốc từ hắc ín (petroleum) và được dùng làm màu nhân tạo cho các sản phẩm mỹ phẩm. Chất này thường được thử nghiệm trên động vật vì các khả năng gây ung thư. Ký hiệu thường thấy trên nhãn sản phẩm của chất này là FD&C hoặc D&C có đuôi là 1 tên và số (Ví dụ FD&C RED No.40)

Benzol Peroxide là hóa chất thường thấy trong mỹ phẩm trị mụn. Tuy nhiên, chất này lại có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương AND ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Chất này cũng rất độc khi hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da, gây ích ứng da, mắt và hô hấp.

Quaternium-15 là chất bảo quản mỹ phẩm. Trong những điều kiện nhất định chất này có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người, nhẹ thì có thể gây viêm da.

Hydroquinone có tác dụng làm trắng da, hoạt động nhờ cơ chế tẩy nhanh các tế bào hắc sắc tố khỏi bề mặt da. Chất này có thể gây đỏ da, ngứa vùng mặt, mụn mọc nhiều hơn, nhiều nhờn hơn, da mỏng và căng, nổi hạt đỏ li ti sần... Sau đó, da sẽ trở nên bóng nhờn, sạm lại.

Talc (hydrous magnesium silicate) là chất ngậm nước sử dụng trong sản phẩm phấn dạng bột như phấn rôm, các loại phấn trang điểm dạng bột như phấn phủ, má, mắt… Hạt talc có chứa amiăng làm tăng khả năng bị mắc các bệnh hô hấp, ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư da.

Sodium Hydroxide là chất độc giết người nhưng lại có trong các loại kem đánh răng thông dụng, nhất là các loại kem đánh răng được quảng cáo là “làm trắng tối đa”, “làm trắng bổ sung vì có khả năng tẩy sạch bồn cầu”. Ngoài ra, nó còn được dùng nhiều trong các loại sữa rửa mặt và kem tẩy trắng da.

Cách bảo quản mỹ phẩm:

Không nên mua sản phẩm có dung tích quá lớn so với nhu cầu sử dụng. Hay mua loại sản phẩm có yêu cầu cao trong việc bảo quản.

Không nên lưu trữ mỹ phẩm trong tủ lạnh hay những nơi có nhiệt độ cao, do sẽ gây ảnh hưởng đến sự ổn định của sản phẩm.

Không nên dùng chung mỹ phẩm với người khác.

Không nên pha loãng mỹ phẩm với nước để tận dụng khi sắp hết.

Mỗi loại sản phẩm có cách bảo quản riêng. Son môi, phấn nền, phấn màu ở nhiệt độ cao sẽ bị chảy ra, nhanh bị hỏng. Chưa kể nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt quá cũng làm mỹ phẩm bị hỏng.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên vệ sinh các dụng cụ trang điểm. Có thể dùng cồn y tế để lau chùi sạch nắp chai và thân chai để khử trùng, sau đó nắp chặt để dung dịch phía trong không bị bay hơi.

Phấn mắt và các mỹ phẩm bột cần dùng miếng bông tẩy trang lau qua một lần để loại bỏ lớp bột cặn, sau đó lau sạch miệng nắp, gương, để nơi thoáng mát khoảng 5 phút rồi đóng lại.

Khi chú ý bảo quản mỹ phẩm đúng cách, không những sản phẩm có tuổi thọ lâu hơn, mà người sử dụng cũng bảo vệ được sức khỏe của mình.

Nguồn: congthuong.vn

 


Các bài viết khác